Thứ 6, 03.05.24, 11:28 AM

Doanh Nghiệp Phát Triển Giáo Dục               NHÂN TÀI VIỆT

Từ khóa
gia sư, gia su, gia sư tại nhà, gia su, gia su chat luong cao, gia sư chất lượng cao, gia sư thủ đức, dạy thêm ở thủ đức, quận 1 quận 2 quận bình thạnh, gò vấp. phụ huynh, học sinh , dạy thêm ,dạy học, dạy thêm tại nhà trung tâm gia sư thủ đức,dạy học cấp 1, dạy học cấp 2, dạy học cấp 3, dạy thêm cấp 1, cấp 2, cấp 3
Nhạc nền
Lớp cần gia sư
đang cập nhật
Gia sư cần lớp
MS:0001 Nguyễn Anh Tùng ĐT ĐH:23đ -Khối A Đại học Ngân Hàng ...................................... MS0002 Nguyễn Xuân Bắc ĐT ĐH: 27đ- Khối A Đại học Ngân Hàng ...................................... MS0003 Nguyễn Công Luân ĐTĐH :20,5đ- Khối A Đại học Ngân Hàng ...................................... MS0004 Huỳnh Thị Thơm ĐT ĐH: 21đ – Khối A Đại học Ngân Hàng ...................................... MS0005 Nguyễn Thị Như Phụng ĐT ĐH : 21,5đ Khối A Đại học Ngân Hàng ...................................... MS0006 Nguyễn Tấn Vinh ĐT ĐH 23đ – A Đại học Ngân Hàng ...................................... MS0007 Đào Văn Huy ĐT ĐH 26,5đ - A / 25đ – B Đại học Ngân Hàng ...................................... MS0008 Bùi Thị Thu Thủy ĐT ĐH 23đ – A

Main » 2009 » Tháng 11 » 26 » Thế nào là phương pháp " Sư Phạm"?
11:33 PM
Thế nào là phương pháp " Sư Phạm"?
Trong số nhung học viên tôi dạy; có nhiều học sinh lực học yếu, ngược lại cũng có một số học sinh mà ngay từ lúc đầu tôi đã nhận được lời giới thiệu từ phía gia đình học sinh và học bạ rất đáng nể. Thế nhưng trong quá trình làm việc với những học sinh này tôi thấy vấn đề không đúng như vậy mà tệ hơn rất nhiều. Điều đó một phần là do lỗi của học sinh nhưng phần lớn là do những nhà giáo, những người lớn chúng ta!
Theo tôi nếu muốn học sinh nắm vững kiến thức và nhớ được kiến thức lâu thì giáo viên phải có cách dạy phù hợp. Thay vì nhồi nhét và bắt học trò của mình học theo. Vì học tập cũng là một hình thức làm việc, do đó trước khi muốn học sinh làm tốt một việc gì đó, thì ít nhất giáo viên phải giới thiệu, tư vấn cho học sinh của mình biết được tại sao lại phải học môn này, tại sao lại phải học môn kia, nó quan trọng cho những bài sau như thế nào và ứng dụng của nó trong thực tế ra sao? Sau đó phải cho học sinh thấy được một cách khái quát nhất về môn học. Thay vì bắt học sinh phải học ngay những kiến thức mình truyền đạt trong khi học sinh còn chưa hiểu tại sao mình lại phải học "mớ” kiến thức này và học "mớ” kiến thức này để làm gì?
Muốn vậy Giáo viên phải dạy cho học sinh một phương pháp đúng để các em tiếp cận với nguồn tri thức.
Thực tế có một số giáo viên mà theo tôi là có phương pháp truyền đạt kiến thức cho học sinh "không được hay cho lắm” nếu không muốn nói là "quá dở”. Vì ngay từ bữa đầu tiên họ đứng trên bụt giảng hay đến nhà học sinh để dạy kèm họ đã bắt tay vào dạy ngay cho học sinh những kiến thức của họ, trong khi đó học sinh không hề biết được là mình học những kiến thức này để làm gì? Hoặc trong suốt khóa học mình sẽ được học những gì và điều gì là quan trọng nhất cần phải nắm vững trong số đó? Ứng dụng trong thực tế rao sao?
Như vậy rõ ràng đứng trên phương diện khách quan mà nói những giáo viên này đang "ép” học sinh ( người khác) làm một việc mà người đó không hề biết được tại sao họ lại phải làm như vậy? Và làm như vậy để làm gì? Thế nhưng học sinh vấn phải răm rắp làm theo là vì cái gì? Vì điểm và hạnh kiểm!
Càng lâu thì lượng kiến thức giáo viên cung cấp cho học sinh càng nhiều, đồng nghĩa với việc học sinh phải làm càng nhiều việc mà các em đã bị chính giáo viên mình áp đặt. Vì không phải ở lứa tuổi nào người ta cũng hiểu hết mọi góc cạnh của việc mình đang làm, phải làm đặc biệt là những em học sinh cấp 1, cấp 2 thì việc nhìn nhận thức vấn đề càng bị hạn chế hơn nữa. Vô tình chúng ta đã bắt các em phải làm theo những suy nghĩ và mong muốn của chúng ta trong suốt thời gian dài ít nhất là từ khi các em bắt đầu cắp sách đến trường cho đến khi các em đủ tuổi để bắt đầu biết suy nghĩ và nhìn nhận về một vấn đề nào đó!
Hãy thử tưởng tượng xem nếu bạn phải sống và làm việc theo sự áp đặt của người khác trong thời gian dài như vậy bạn sẽ như thế nào? Bạn vẫn sẽ tự tin khi bạn đối diện với công việc chứ? Bạn sẽ vẫn năng động và sáng tạo chứ? Vậy tại sao giáo viên không dành ra 1, 2 buổi gì đó để "nói chuyện thân mật”, trao đổi quan điểm và kinh nghiệm cho học sinh của mình rồi sau đó mới dạy, thay vì bắt tay vào công việc ngay nhỉ? Nếu trước khi bắt đầu học 1 môn học nào đó mà giáo viên dành 1 hay 2 bữa đầu tiên để làm 1 người bạn, 1 nhà tư vấn nhằm "dò sóng”, " đả thông” suy nghĩ của các em, rồi những bữa sau đó mới chính thức làm giáo viên thì tôi nghĩ mọi việc sẽ đơn giản hơn với các em rất nhiều. Bạn có suy nghĩ giống tôi không? Nếu bạn cũng suy nghĩ như tôi thì tôi xin được đưa ra một vài công việc mà theo tôi cho là bắt buộc bạn phải thực hiện trước khi bạn bắt đầu công việc giảng dạy chính thức theo thứ tự ưu tiên là:
Bước 1 - Ngay bữa đầu tiên bạn gặp học sinh bạn hãy nói với học sinh của mình " Các em hãy xem tôi như là anh, chị, cô, chú….của mình, chứ đừng xem tôi như là 1 giáo viên. Tôi chỉ là 1 người bạn lớn tuổi, người đi trước và có trách nhiệm hướng dẫn lại các em những gì mà tôi hiểu được, vì vậy bữa học đầu tiên này tôi không phải là kiểm tra bài các em, hoặc buộc các em phải nghe theo những gì tôi nói, vì những gì tôi sắp trao đổi với các em hôm nay phần lớn là dựa vào kinh nghiệm cá nhân mà đã là kinh nghiệm thì có thể đúng mà cũng có thể là sai….Tôi cần các em phải nói hết những suy nghĩ của mình về những vấn đề mà tôi sắp đưa ra để chúng ta cùng trao đổi, chứ không được ngồi im. Nhưng cũng không được làm việc riêng nếu như các em không có ý kiến gì nhé!” hoặc đại loại những câu tương tự, mục đích là để xóa bỏ khoảng cách giữa giáo viên và học sinh nhằm khuyến khích các em trao đổi ý kiến, suy nghĩ một cách tự nhiên và hào hứng nhất.
Bước 2- Hãy nói cho học sinh biết được đặc thù chung của môn học mà mình đảm nhận. Nó có đặc điểm gì khác biệt với những môn học khác cùng khối hoặc, trái khối.
Ví dụ nếu bạn là giáo viên dạy môn Hóa chẳng hạn. Ít nhất bạn phải nói cho học sinh của mình biết được môn Hoá Học có gì khác biệt so với các môn cùng khối là môn Toán và môn Lý. Hoặc tại sao người ta lại gọi môn này là môn Hóa học còn môn kia là môn Toán hoặc môn Vật Lý. Bản chất xâu xa của nó là gì hay đó chỉ là định nghĩa?
Hoặc nếu bạn muốn học sinh mình học tốt môn Lịch sử và môn Địa lý thì ít nhất bạn phải cho học sinh biết được Lịch sử là gì? Những đối tượng nào được xem là Lịch sử? Còn địa lý thì nghiên cứu những đối tượng nào?.....Ranh giới nào để phân biệt giữa môn Lịch Sử và Địa Lý?
Bước 3- Test lại kiến thức đã học ở lớp trước để nắm được một cách khái quát nhất trình độ của học sinh chứ không phải là dựa vào những điểm số trong học bạ, đó chẳng khác gì những tin đồn!
Đây là một công việc mà theo tôi là rất quan trọng để nắm được một cách khái quát trình độ của học sinh mà mình chuẩn bị đảm nhận. Vì nếu dựa vào học bạ để đánh giá thì không đúng vì nhiều lý do. Đặc biệt là bệnh thành tích trong giáo dục.
Điều quan trọng ở bước này là phải làm sao để giữa giáo viên và học sinh thật sự cởi mở với nhau. Để các em nói hết những gì mình đang suy nghĩ như vậy bạn mới đánh giá được trình độ học sinh của mình. Điều này đã được chuẩn bị kỹ về mặt tâm lý ở bước 1. Và trong khi thực hiện bước 3 này thỉnh thoảng bạn nên lặp lại những câu nói ở bước 1. Nhưng không nên lạm dụng nó quá sẽ gây mất đi sự tự nhiên. ( Tác dụng ngược!)
Bước 4 - Giới thiệu tổng quát những kiến thức xuyên suốt khóa học mà bạn dự định sẽ cung cấp cho học sinh.
Ví dụ: Bạn đang dạy học sinh môn Hóa lớp 10 thì bạn phải giới thiệu cho học sinh biết.
- Môn hóa lớp 10 được chia làm bao nhiêu chương? ( Bạn có thể nói cụ thể là bao nhiêu bài, nhưng tôi nghĩ tốt hơn là bạn nên nhóm những bài đó lại thành từng chương, từng nhóm để học sinh có một cách nhìn tổng quát và đơn giảng nhất)
- Nội dung chính của mỗi chương đề cập đến vấn đề gì? Ví dụ cụ thể trong thực tế? ( Nếu có).
- Trong những chương này thì chương nào là chương quan trọng nhất mà học sinh cần phải nắm vững?
- Chương nào theo bạn là khó nhất đối với học sinh?
Bước 5- Trước khi kết thúc bữa nói chuyện đầu tiên bạn cần phải dành ra một ít phút để nghe học sinh nói về những suy nghĩ, hiểu biết về những vấn đề mà bạn đưa ra.
Đồng thời ghi nhận cảm nghĩ, sự hứng khởi của học sinh đối với bài mở đầu của bạn và rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Sau khi đã thực hiện xong những bước trên một cách trơn tru và đầy hứng khởi thì bạn có thể bắt tay vào giảng dạy chính thức vào ngày hôm sau rồi đấy.
Chúc bạn thành công!
Category: Tin tức giáo dục | Views: 805 | Added by: lionking24kt5 | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]